Khi lướt tay vèo vèo trên cái điện thoại, bạn có nhìn thấy chữ nào content hiện ra không?
Tất nhiên rồi.. Làm gì mà thấy nổi. Lướt nhanh thế cơ mà.
Không phải tất cả, nhưng đa phần chúng ta đều nhìn thấy ảnh đầu tiên.
Ảnh giữ được cái lướt tay thì khi đó content mới làm được việc của nó
Thực tế đôi khi không phải content bạn không đủ hay để khách hàng đọc.
Mà là họ còn không có cơ hội để được đọc.
Như một kho báu cất giữ trong lòng núi phải đợi đọc thần chú rồi Vừng mới mở ra vậy.
Đa phần mọi người đều có sản phẩm tốt nhưng việc làm hình ảnh theo bản năng lại khiến khách hàng khó tiếp cận ngay từ đầu.
Ví dụ như có một bên bán món ăn sang trọng và khá Tây, nhưng phía ngoài họ trang trí như cửa tiệm bán đồ bình dân, thử hỏi xem khách hàng có muốn đi vào trải nghiệm thêm thương hiệu đó nữa không?
Với tôi thì không. Vì tôi không cảm giác họ đang chân thật và chăm chút cho lắm.
Giống như thế, đối với trải nghiệm online. Họ đưa ra chuỗi bài trông không chuyên nghiệp sang trọng thì chả có lý do nào tôi phải lắng nghe họ qua câu từ họ viết nữa cả.
Trải nghiệm một thương hiệu chỉ mất chưa tới 5 giây để ra quyết định.
Tôi không cần phải là một thiên tài để nói về mấy cái này, vì nó là thực tế đang diễn ra ngoài kia mà chính bạn cũng đang tự trải nghiệm mỗi ngày.
Dành ra 10 giây thử nghĩ về cách bạn chọn sản phẩm của một thương hiệu nào đó mà xem. Bạn có lướt qua một thương hiệu cứ vù vù không?
Vấn đề duy nhất mà đa phần chủ thương hiệu mới đều gặp là họ nghĩ rằng sản phẩm tốt thì cứ chụp bừa rồi đăng lên đi, sao cũng được, tự khắc người ta sẽ nhớ tới.
Phép màu này chỉ xảy ra với số ít người, một tỷ lệ rất rất nhỏ. Phần lớn những ai làm được điều này thì họ cũng kinh doanh được 5-10 năm rồi, tức là vào cái thời mạng xã hội còn chưa được phổ biến chứ không phải vào cái thời đại vèo vèo như tên lửa như hiện tại.
Sai lầm tồi tệ hơn, đó là những người mới lại làm theo những điều mà những người Gạo Cội đã từng làm rất nhiều năm trước đó.
Đăng ảnh sản phẩm một cách ồ ạt, chụp ảnh một cách sơ sài. Thậm chí 10 bên tôi đọc thì 5 bên nhận là số 1 ở thị trường của họ rồi…
Ảnh đã hơi bị Ơ Kìa rồi, nội dung lại nói về điều khách hàng không để tâm..
Chả hiểu kiểu gì.
Ở thời đại hiện tại, chúng ta mua hàng bằng cảm xúc, và rồi biện minh nó bằng lý trí.
Để tôi ví dụ cho bạn bằng tình yêu đi cho dễ hiểu.
Dù bạn đang kinh doanh hay muốn trở thành nhân vật chính trong trong truyện thần cupid đi chăng nữa, mọi hành động chúng ta cần luôn là tác động vào cảm xúc.
Giống như việc bạn crush một ai đấy là vì bạn “ nhìn thấy” bề ngoài của họ đúng không? Một nụ cười, một ánh mắt, một hành động…
Rồi chúng ta tìm hiểu nhau bằng “ lý trí”
Và có “ chốt đơn” nhau tới cuối đời hay không thì phụ thuộc vào “ quy trình sale và trải nghiệm khách hàng” ở giữa
Ngoại hình bên ngoài = hình ảnh thương hiệu
Tìm hiểu nhau = content
Will you marry me = quy trình chốt đơn
Bạn hiểu hơn rồi chứ?
Nếu nghĩ đơn giản thì truyền thông đều là hình ảnh và câu từ.
Và câu từ đa phần sẽ theo sau hình ảnh. Ảnh bạn tốt thì họ tự khắc ngó lên đọc tiếp.
Một chiến dịch truyền thông sẽ bao gồm nhiều bài nhỏ ghép lại với nhau
Và bạn sẽ dẫn lối khách hàng thế nào để chạm vào cảm xúc đây?
Điều này cũng tương tự việc bạn làm một chuỗi bài đăng tốt đến mức khách hàng vào fanpage trong vài giây, họ phải trầm trồ thốt lên “ Sao lạ và hợp gu của mình quá vậy?” Thế là hành vi mua hàng sớm muộn nó cũng tới.
Để tôi viết như này cho bạn dễ hiểu
Ảnh sẽ điều hướng tới câu từ: ( Ảnh -> Câu Từ )
Cả thương hiệu = ( Ảnh -> Câu Từ ) x 5 10 15…
Trải nghiệm khách hàng online tức là trải nghiệm hàng loạt chuỗi bài đăng trên thương hiệu.
Vậy nên ta mới cần để ý tới định hướng hình ảnh vì nó là ĐIỂM CHẠM ĐẦU TIÊN khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu.
Nó như một dạng “ make-up” cho brand khi khách hàng ngó sang thương hiệu vậy.
Bạn muốn khách hàng “crush” bạn ngay ánh nhìn đầu tiên chứ?
Ai chả muốn. Gớm nữa.
Vậy làm cách nào để làm được như vậy..
Hmmm..Thôi xin viết ở bài viết sau, tôi hỏi mỏi tay rồi.
Hôm nay cứ vậy cái đã.
See you soon
Việt ( trong “ Việt phải đi tập đây không muộn” )
コメント