
Những người quyền lực kín tiếng mà kiệm lời. Họ khó đoán với hầu hết những người bình thường, vì đời sống của họ đôi lúc cực kì giản dị, đôi khi lại cực kì xa hoa đến mức không tưởng ạ.
Khi đi tìm hiểu về họ, lắm lúc bạn sẽ không thấy họ chia sẻ hay đăng bài gì trên mạng xã hội cả. Đôi khi chỉ thấy một thước phim đăng lên story, quay cảnh một cái một chiếc hồ bơi và một vòm cây trong một cái resort sang trọng nằm giữa khu rừng, đôi khi lại đăng story quay căn bếp và món ăn họ đang nấu ở nhà, đôi khi thì là một trang sách mà họ đang đọc.
Bạn có thể còn chả biết họ làm nghề gì, hàng ngày họ làm điều gì, thường gặp gỡ bạn bè đối tác là ai.
Họ ít nói và thật khó đoán.
Và họ thường không khoe mẽ về những thứ họ đang có
Sự bóng bẩy là dành cho phổ thông.
Còn người giàu họ lại có xu hướng tránh khỏi đám đông. Họ là những người tìm dấu hiệu của sự giàu có, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy đám đông đang sỡ hữu, họ sẽ tìm cách tránh xa.
Với công việc mentor hiện tại, mình có cơ hội được tiếp xúc với các anh chị chủ brand cao cấp, mình ghi nhận các thông tin và thường cố gắng tìm ra điểm chung về hành vi, sở thích của mọi người.
Một phần vì công việc, một phần vì mình cũng muốn một ngày nào đó được như họ. Thành công, quyền lực, tri thức và thịnh vượng.
Tới nay cũng được vài năm, mình cũng rút ra được một vài chìa khoá riêng cho bản thân, về việc điều gì sẽ hút được họ hoặc ngược lại. Tuy rằng hành trình còn dài lắm, nhưng mình rất thích khi được mở mang thêm góc nhìn cuộc sống từ những người khổng lồ đi trước.
Bởi vậy khi đi gặp và tư vấn cho các thương hiệu, mình thường có thể nhận diện được ngay rằng hình ảnh của họ như thế thì có hút được tệp khách hàng cao cấp hay không.
Ví dụ như thấy họ sử dụng tone màu vàng phủ lên vùng đặt text, rồi sử dụng đồ hiệu đắp lên người mẫu và chụp những bức ảnh tươi cười thông thường.
Với mình đó là ảnh chụp và kĩ thuật phổ thông ở mức cơ bản.
Ngay cả brand thời trang mới khai sinh họ cũng làm được điều đó.
Một thương hiệu cao cấp cần có mức độ "tinh" ở bề sâu, không phải các vật dụng bề nổi thông thường.
Với cá nhân mình thấy, khó khăn lớn nhất của các bạn làm hình ảnh cho thương hiệu cao cấp, đó là không phải ai cũng thực sự từng trải nghiệm sự cao cấp đó là gì.
Bạn không thể tái hiện lại màu sắc thương hiệu Chàneo nếu bạn chưa từng trải nghiệm service và sản phẩm của họ.
Bạn không thể tái hiện lại một thương hiệu nội thất cao cấp nếu bạn cũng chưa từng trải nghiệm và sử dụng món đồ đó trong nhà mình.
Bạn không thể tạo sự cao cấp ở những thứ ở bề nổi, trong khi nó lại cần những thứ cảm nhận thực tế ở đời sống riêng mỗi người.
Cái này quả thực rất khó, vì không phải ai cũng có chi phí để theo được một đời sống như vậy. Vậy liệu có cách nào để trải nghiệm sự cao cấp dễ hơn không?
Có chứ. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm những dấu hiệu của nhóm cao cấp hiện tại.
Câu hỏi là: Ngoài những chiếc túi hiệu, những chiếc ô tô, những căn nhà biệt thự.. Còn cái gì mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường nữa.
Biểu hiện của sự cao cấp là gì đây?
Khi họ đi mua cái đồng hồ vài trăm triệu được chế tác thủ công mà đa phần đám đông sẽ lắc đầu vì chả hiểu sao lại phung phí thế.
Khi họ bắt đầu quan tâm tới lịch sử, văn hoá, áo dài, quay về bên trong.. thứ mà thời hiện đại mọi người bắt đầu tránh xa.
Khi họ đi ăn ở những nhà hàng sang trọng, nói năng lịch sự nhỏ nhẹ với nhân viên và hết mực khiêm tốn, khác với bao người phải lời to tiếng lại để thể hiện mình là người có tiền và quyền lực.
Khi họ làm việc mà vẫn quan tâm tới sức khoẻ, ăn ức gà, chăm sóc da, uống nước ép xanh, có mặt trên phòng tập đều đặn mỗi ngày.
Khi thời gian mọi người đi nhậu thì họ đã có mặt ở nhà, ăn bữa cơm cùng với gia đình, sau đó đọc những cuốn sách vào buổi tối.
Và đấy, những dấu hiệu của sự cao cấp dễ nhận ra.
Đồ hiệu, thứ mà họ còn chả thèm gọi tên nó chỉ như cơm bữa hàng ngày.
Và chả ai đi chụp cơm bữa và nói đó là cao cấp hết
Càng cổ truyền, càng thiên nhiên, càng truyền thống, càng biết quan tâm chăm sóc bản thân, đó mới là những người cao cấp thứ thiệt.
Và đây chính là cái key để từ hôm nay bạn có cùng một tiếng nói với khách hàng cao cấp.
Hãy tìm cách chăm sóc đời sống bản thân thật tốt, quan tâm tới đời sống truyền thông văn hoá, học cách đối nhân xử thế sao cho thật nhẹ nhàng. Sau đó nếu có cơ hội thì đi trải nghiệm thứ cao cấp một chút để xem thế giới của những người đang sống trong đấy nó như thế nào.
Cố gắng từng chút một
Chắt lọc từng chút một
Bước đi từng chút một
Rồi một ngày, bạn sẽ phù hợp với tiếng nói của họ, và rồi bạn sẽ dần nhìn ra bóng dáng của họ xuất hiện trong đám đông.
Như Alice in Woderland, một hành trình mới cứ từ từ được mở ra.
...
Những gì bạn đang đọc được ở đây đều là từ những thứ mình chắt lọc thông qua những câu chuyện thực tế. Mình rất biết ơn hành trình này, vì nó giúp mình trưởng thành hơn và chín chắn hơn trong cuộc sống khi được gặp những người anh chị thật thành công.
Tuy nhiên bài học lớn nhất mà mình học được từ họ, không phải nằm ở lối sống cao cấp là như thế nào, mà đó là việc ai cũng phải đổ mồ hôi thì mới có chiến thắng được.
Khi những người khổng lồ vẫn còn đang chăm chỉ làm việc, chả có lý do gì mình lại lười nhác cả.
Thật là một động lực to lớn để bước tiếp.
Tản mạn.
Hà Nội ngày cuối tuần.
P.S Nếu bạn muốn cùng mình thảo luận mỗi ngày về cách hình ảnh hoạt động trong kinh doanh cũng như cách tạo dựng hình ảnh thương hiệu trở nên cao cấp, hãy tham gia nhóm của mình tại đây
Comments