
Cách đây vài tháng, mình có qua một brand để training về hình ảnh thương hiệu. Hôm đó họp cỡ phải hơn 10 người, đủ các vị trí từ các founder, photo, stylist, content, designer,..
Buổi gặp trộm vía vẫn suôn sẻ như bình thường, nhưng khi đi về có một câu hỏi làm mình băn khoăn mãi.
" Mình đang làm công việc gì vậy nhỉ?"
Không có định nghĩa nào cụ thể. Visual Director thì hơi tập trung vào bộ ảnh, Brand Manager thì lại quá rộng vì nó liên quan cả tới Perfomance của thương hiệu.
Mình đã từng đi học coach 1-1 của một người anh đứng sau các chiến dịch mkt của SpaceSpeakers, nhóm có Touliver, Binz, Soobin,..
Anh gọi công việc mình làm là Visual Branding Director, tức là chuyên về visual nhưng để làm branding. Nó khiến mình hoàn toàn khác với các bạn chỉ làm visual director cho một bộ ảnh thông thường.
Hiện mình không sử dụng từ này để truyền thông vì nó hơi mới ở thị trường Việt Nam. Vậy nên giờ mình sử dụng từ "quản lý hình ảnh" cho mọi người dể hiểu hơn.
Công việc này thú vị lắm. Trước đây mình thường nói với mọi người mình làm đào tạo về hình ảnh brand, nhưng giờ lại không nghĩ ra hiện tại mình lại đang làm việc với nhiều vị trí như vậy.
Content thì cần hệ thống và cách xếp bài
Designer thì cần khuôn để làm
Photo thì cần mở rộng góc chụp
Stylist thì cần lên concept
Founder thì cần làm định hướng
Cái nào mình cũng được đụng tay vào. Dù sao thì cũng đều là những cái mình đang tự làm cho brand của cá nhân, trộm vía cũng tạm được, cũng thú vị khi được truyền đạt những điều mình có cho mọi người khác.
Tất cả những gì mình có là khả năng về hệ thống, cách diễn đạt cho người khác hiểu và niềm yêu thích với sự duy mỹ hình ảnh ở những bên cao cấp và cách để tạo ra chúng. Ngoài ra mình thường làm mọi thứ ở dạng hệ thống nên dễ bàn giao cho tất cả mọi người.
Cái hay của công việc mình đang làm là được làm đa dạng các lĩnh vực, được phát triển song song toàn bộ các kĩ năng của các bạn làm trong team hình ảnh.
Tầm 10 năm trước mình đi đo sinh trắc vân tay, kết quả là tính logic (não trái) và tính sáng tạo (não phải) đều cân nhau, cỡ 49%-51%. Vậy nên mình cũng hay nói với mọi người mình không giỏi về hình ảnh quá mức đâu, cỡ 6/10 là vui lắm rồi. Không thể nào bằng các bạn chuyên môn sâu được. Mình học tuyển Toán từ cấp 2 nên chắc chỉ có thêm kỹ năng làm hệ thống và chi tiết, chắc nhờ vậy mình mới chia sẻ kiến thức gọn gàng tới mọi người
Quay trở lại bài viết, kỹ năng quản lý hình ảnh trước đây mình chỉ thường bàn giao cho các chủ thương hiệu, cho đến nay thì đã được mở rộng thành training nguyên cả team để tạo ra hình ảnh trong thương hiệu.
Mình gọi đây là kỹ năng thay vì công việc bởi nó chưa được gọi tên cụ thể ở bất cứ đâu. Với cá nhân mình thì mình lại coi đó công việc vì mình đang đầu tư toàn thời gian cho nó.
Target của mình là được làm việc với các bên rất cao cấp hoặc rất truyền thống tại Việt Nam để đưa hình ảnh của họ xứng tầm trong nước rồi vươn ra thế giới. Khi đó người nước ngoài sẽ nhìn nhận Việt Nam với một góc nhìn khác, họ cần phải đón nhận đây là một đất nước phát triển, làm được những thứ mà nền công nghiệp trị giá tỷ đô của nước ngoài đang làm.
Kỹ năng quản lý hình ảnh này là mới, nhưng nó là một nhu cầu âm thầm bên trong các thương hiệu khi hình ảnh là tiếng nói với khách hàng, tuy nhiên họ lại không tìm cách nào để giao tiếp được một cách hiệu quả cả.
Nước ngoài họ đã làm, không có lý do gì mà chúng ta lại chưa làm cả.
Sớm thôi, khi đời sống mọi người phát triển hơn, từ đó khẩu vị của khách hàng cũng sẽ khắt khe hơn. Sự duy mỹ sẽ là nhu cầu tối thiểu cho bất cứ lĩnh vực nào.
Và đó là khi người quản lý hình ảnh mới được trọng dụng.
Một nhu cầu tiềm ẩn, và thật khó để khai thác hết trong hiện tại.
Hành trình của mình vẫn còn thật dài thật đấy...
Tản mạn, căn phòng quen thuộc tại Hà Nội.
P.S Hiện tại mình mới mở một lớp dành riêng cho các chủ brand muốn học kỹ năng quản lý hình ảnh brand này, nếu như bạn quan tâm, hãy xem thêm tại đây
P.P.S Nếu bạn muốn cùng mình thảo luận mỗi ngày về cách hình ảnh hoạt động trong kinh doanh cũng như cách tạo dựng hình ảnh thương hiệu trở nên cao cấp, hãy tham gia nhóm của mình tại đây
Comments